Dấu ấn thời gian từ kiến trúc nhà gỗ cổ truyền
Ông Lê Thái Bình được biết đến là nhà nghiên cứu tâm linh, chuyên gia phong thủy thuộc viện Nghiên Cứu và Ứng Dụng Tiềm Năng Con Người đồng thời là Giám Đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Tâm Linh Việt. Xuất phát từ đam mê nghiên cứu văn hóa tâm linh Việt đồng thời say mê nét đẹp lịch sử của dân tộc qua các kiến trúc và họa tiết cổ xưa, ông đã sáng lập và thổi hồn cho Nam Viên Zen Art. Đây chính là nền tảng để ông bắt đầu hành trình gìn giữ văn hóa tín ngưỡng dân tộc trong các phong cách thiết kế nhà gỗ cổ truyền.
Chính vẻ ngoài uy nghiêm, đồ sộ cùng tính lịch sử của mình mà phong cách thiết kế nhà gỗ cổ truyền được ứng dụng cho các đại công trình tâm linh lớn và quan trọng như: đình, chùa, nhà thờ, từ đường… |
Nhắc đến nhà gỗ cổ truyền là nhắc tới nét đẹp độc đáo trong kiến trúc nhà ở cổ xưa. Và phong cách nhà gỗ cổ truyền ở mỗi giai đoạn lịch sử cũng hòa mình vào thời đại để phản ánh đời sống, văn hóa, quan điểm của thời điểm ấy. Theo ông Bình, ở mỗi một thời kỳ lịch sử thì văn hoá tín ngưỡng thể hiện qua các hoạ tiết chạm khắc cũng mang dấu ấn riêng.
Nam Viên Zen Art – Nơi lưu giữ và bảo tồn giá trị văn hóa tín ngưỡng
Giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của dân tộc Việt được thể hiện đậm nét qua những công trình kiến trúc nhà ở, đình làng, từ đường hay những ngôi chùa gắn liền với đời sống tâm linh của nhân dân. Dấu ấn đặc trưng ở những công trình kiến trúc này, đó là dáng dấp của những ngôi nhà gỗ cổ truyền với các hoa văn, họa tiết chạm khắc trên từng cấu kiện vô cùng tinh xảo, tỉ mỉ và công phu.
Đó có thể là bộ tứ linh như Long, Ly, Quy, Phượng hay là bộ tứ quý như Tùng, Cúc, Trúc, Mai… Các hoa văn đều gần gũi với cuộc sống qua đó phản ánh rõ nét văn hóa tinh thần của con người qua từng giai đoạn phát triển của lịch sử. Ông Bình nhấn mạnh:“Để thể hiện được tinh thần của một công trình văn hoá đòi hỏi bạn không chỉ am hiểu kiến trúc mà còn phải có sự am hiểu về văn hóa tín ngưỡng của thời đại ấy”.
Các hoạ tiết chạm trổ sắc nét thể hiện giá trị văn hoá, tín ngưỡng trong kiến trúc và nội thất của từ đường dòng họ. |
Trong mỗi tác phẩm điêu khắc được đội ngũ nghệ nhân Nam Viên khắc chạm đều không bị giới hạn trong sự chật hẹp của từng đề tài mà được thể hiện rất sáng tạo, đa dạng qua từng nét chạm, đục, khắc, đẽo trên gỗ, đá. Những chi tiết hoa văn này chính là điểm mấu chốt đem lại nét đẹp đặc sắc và tinh tế riêng cho nhà gỗ cổ truyền.
Nói như ông Bình: “Để tạo ra những họa tiết có hồn, thể hiện được tinh thần của một công trình lịch sử, những người nghệ nhân điêu khắc phải có sự am hiểu về văn hóa tín ngưỡng từng thời đại, có tư duy tạo hình và kỹ thuật điêu khắc tinh xảo, trên hết là cái tâm với nghề.”
Ông Bình cũng chỉ ra ý nghĩa văn hóa tín ngưỡng đằng sau chất liệu, chi tiết hoa văn, địa thế của nhà gỗ theo quan niệm dân gian. Theo ông, gỗ có tính lành, thuộc hệ mộc, tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở và phát triển không ngừng. Bởi vậy hầu hết nhà thờ họ, từ đường, đền, chùa, miếu, đình đều được xây dựng bằng gỗ.
“Yếu tố địa thế được coi là vô cùng quan trọng theo các thầy địa lý và phong thủy bởi với ý nghĩa một địa thế đẹp, phù hợp với gia chủ sẽ mang lại vượng khí cho toàn thể gia đình và con cháu đời sau được hưởng phúc, lộc, thịnh vượng. Còn thế đất được coi là đẹp khi lưng có thể tựa (phía sau cao hơn phía trước), hai bên có thế “tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ” (thế tay ngai), mặt trước thoáng đãng có dòng lưu thủy từ phải qua trái và có tiền án. Khi thế đất tự nhiên không sẵn có các yếu tố cần thiết đó, cần khắc phục bằng một số phương pháp cải tạo phong thuỷ như đào hồ, ao làm điểm tụ thủy; xây bình phong, non bộ làm án; đấp đất trồng cây tạo thế tay ngai…”
Đội ngũ Nam Viên Zen Art luôn đòi hỏi sự chỉn chu và nghiêm túc trong tất cả các công đoạn. |
Trong tất cả các công trình do Nam Viên Zen Art thực hiện, các chi tiết hoa văn hoặc các chi tiết rất nhỏ như số bậc thang, hay kích thước của cửa bức bàn, độ dày của cột…. đều được tính toán kỹ lưỡng cho phù hợp phong thuỷ trước khi đi vào thi công. Cùng với đội ngũ kiến trúc sư hàng đầu về kiến trúc nhà gỗ truyền thống và hiện đại gồm: đội ngũ kiến trúc sư cảnh quan, đội ngũ cố vấn về văn hoá, phong thuỷ, tâm linh ứng dụng trong thi công xây dựng, những nghệ nhân giàu kinh nghiệm đã gắn bó 30 – 40 năm tuổi đời với nghề. Các kiến trúc sư, kỹ sư, nghệ nhân của Nam Viên đều là những người có trình độ chuyên môn cao, am hiểu văn hóa, lịch sử dân tộc.
Ông Bình cùng cộng sự bên công trình do Nam Viên thực hiện |
Trong 8 năm từ 2013 – 2021, Nam Viên Zen Art đã thực hiện hoàn thiện hơn 50 công trình tâm linh, văn hoá lớn nhỏ trên khắp cả nước. Trong từng công trình văn hóa ấy, kim chỉ nam để ông Bình tạo nên khác biệt và giá trị cho mỗi tác phẩm đó là “văn hóa tín ngưỡng”. Với ông, văn hóa tín ngưỡng chính là cái hồn đậm đà bản sắc, là hơi thở phản ánh tính thời đại bên trong khối kiến trúc đồ sộ, tinh xảo và cũng là chìa khóa tạo nên giá trị trường tồn theo thời gian. Và tâm niệm của ông Bình chính là làm thế nào phong cách thiết kế nhà gỗ cổ truyền tiếp tục hiện hữu và đi sâu vào đời sống vừa giữ được nét độc đáo vốn có lại phản ánh nhịp sống, quan điểm văn hóa tín ngưỡng thời đại mới.
Nguồn: https://tienphong.vn/van-hoa-tin-nguong-trong-phong-cach-thiet-ke-nha-go-co-truyen-post1375932.tpo