Nhà cổ là nét đẹp văn hoá truyền thống của cha ông ta được gìn giữ qua nhiều thế kỷ. Ở mỗi vùng miền nhà cổ sẽ mang những nét độc đáo khác biệt. Miền Bắc có nhà gỗ kẻ truyền, miền Nam có nhà rường. Mỗi kiến trúc đều chứa đựng sự kỳ công tỉ mỉ và thể hiện óc sáng tạo cũng như thẩm mỹ của cha ông qua nhiều thế hệ.
CÁC LOẠI HÌNH NHÀ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM
- Nhà gỗ kẻ truyền Bắc Bộ.
Nhà gỗ kẻ truyền là một trong những loại hình nhà ở của người dân Việt Nam từ lâu đời (chủ yếu xuất hiện ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ). Thừa hưởng tính cách của người dân Bắc Bộ, nhà gỗ kẻ truyền mang nét kiến trúc mộc mạc, giản dị và tính chuẩn mực. Đặc trưng của nhà gỗ kẻ truyền Bắc bộ là chất liệu dựng nhà từ gỗ tự nhiên như gỗ lim, gỗ mít, gỗ xoan… kết hợp với gạch, đá ong, mái ngói, sân vườn, mang vẻ đẹp cổ kính quen thuộc của làng quê Việt Nam.
Nhà cổ truyền Bắc Bộ thường được thiết kế một tầng, chia thành nhiều gian tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng khác nhau như nhà 3 gian, 5 gian, 7 gian… với chỉ 1 hướng cửa chính. Vật liệu xây dựng lên một ngôi nhà cổ truyền chủ yếu là gỗ với các cấu kiện liên kết chắc chắn như cột, xà …. có tác dụng chịu lực chính cho cả ngôi nhà, chỉ với chất liệu gỗ mà những ngôi nhà cổ của cha ông đã tồn tại qua hàng thế kỷ trở thành di sản văn hoá đủ để thấy sự tính toán chính xác chỉn chu đến từng mm của những người nghệ nhân.
Kết cấu của một ngôi nhà cổ Bắc Bộ truyền thống sẽ bao gồm những phần sau đây:
– Hệ thống cột: Đối với nhà gỗ cổ truyền hệ thống cột đóng vai trò quan trọng. Mỗi loại cột trong nhà gỗ có những chức năng khác nhau. Các loại cột bao gồm: cột cái, cột hậu, cột con, cột hiên. Theo đó thì cột cái chịu trách nhiệm nâng đỡ chính trong ngôi nhà. Cột con chịu trách nhiệm hỗ trợ cột cái. Cột hiên giúp đỡ mái phần hiên của ngôi nhà gỗ.
– Xà: Có ý nghĩa quan trọng, được phân chia thành xà trong khung và xà ngoài khung. Tất cả sự liên kết xà đều được tính toán kỹ lưỡng và tạo nên một tổng thể cân đối và vững chắc cho nhà gỗ cổ truyền.
– Hệ thống kẻ: Kẻ của nhà gỗ bao gồm kẻ hiên, kẻ truyền và kẻ lợn. Từng loại kẻ lại có chức năng khác nhau, nối các cột hiên với cột con và cột cái.
– Con rường: Chính là phần bộ phận gối nâng đỡ mái nhà, dạng dầm gỗ hộp. Với tác dụng đỡ mái hoành và được xếp chồng lên nhau. Chiều dài của con rường được thu ngắn lại càng về sau.
– Rường cụt: Có vị trí nằm giữa cột cái và cột hậu. Được đặt chồng lên xà nách và làm nhiệm vụ đỡ phần hoành. Cùng giống như con rường thì càng lên cao bộ phận này càng ngắn lại.
– Con lợn: Là một cái tên dân gian hết sức quen thuộc và giản dị với cuộc sống của người dân. Bên dưới nó sẽ là ván được chạm trổ nhiều hoa văn tinh tế.
– Kết cấu mái: Hoành là dầm chính có tác dụng đỡ phần mái, được đặt vuông góc với khung nhà gỗ cổ truyền.
– Rui là dầm phụ được thiết kế theo chiều dốc của mái và đặt lên hoành.
– Gạch màn được đúc và nung bằng đất , với vai trò là tạo độ phẳng cho mái nhà và đỡ ngói. Với tác dụng là chống thấm dột và đỡ ngói cho mái nhà.
– Ngói mũi là một trong những đặc trưng của kiến trúc nhà gỗ Bắc Bộ. Được chế tác từ đất nung và được đặt trên các lớp gạch màn. Tạo cho ngôi nhà một nét rêu phong cổ kính
Kiến trúc nhà kẻ truyền Bắc Bộ từ xưa cho đến nay vẫn giữ nguyên được nét đẹp truyền thống với mục đích nhằm giữ nguyên những giá trị văn hóa, đồng thời mang đến cho người ở công năng sử dụng tối ưu nhất. Toàn bộ phần khung xương của nhà thường được làm bằng gỗ, trong khi đó, chất liệu gạch, vữa xây dựng làm tường cho ngôi nhà kẻ truyền đẹp. Đôi khi, trong nhiều mẫu thiết kế, đặc biệt là khi thiết kế nhà thờ kết hợp nhà ở, thì việc sử dụng thêm chất liệu đá cho kiến trúc nhà thờ được áp dụng khá nhiều. Bởi khi sử dụng thêm vật liệu đá, mẫu thiết kế nhà kẻ truyền, hoặc các thiết kế nhà thờ họ, từ đường, nhà thờ tổ sẽ trở nên uy nghi, bền vững, trường tồn hơn.
Để chọn lựa được một nét kiến trúc tổng thể cho toàn bộ ngôi nhà kẻ truyền theo phong cách, theo thời đại nào cũng là một nét văn hóa truyền thống cần được tuân thủ và bảo tồn. Người thợ, hay người chủ nhà,… cần có sự hiểu biết về văn hóa, kiến trúc và lịch sử. Họa tiết trang trí cho nhà kẻ truyền theo nét văn hóa đặc trưng của thời đại Lý, Trần, Lê…. Thì lại mang những nét đặc trưng, nét độc đáo riêng.
Kiến trúc nhà cổ truyền này mang tới cảm giác trong lành, thư thái – là không gian thư giãn lý tưởng mà nhiều người mơ ước.
- Nhà rường Huế
Nhà rường là một loại kiến trúc nhà cổ khu vực Nam Bộ, ra đời vào khoảng thể kỷ XVII, dưới triều đại phong kiến Việt Nam. “Rường” là một cách nói ngắn của rường cột. Là loại nhà có hệ thống kết cấu cột kèo bằng gỗ, được liên kết hoàn toàn bằng chốt, mộng gỗ để có thể tháo lắp dễ dàng. Các hàng cột phân định số gian trong nhà. Hai chái đầu nhà được phân cách với các gian giữa bằng vách ngăn.
Một đạo luật ban hành năm Minh Mạng thứ 3 (1822), ấn định rằng tất cả các nhà xây bên ngoài Đại Nội, đều không được vượt quá 3 gian 2 chái. Do vậy thiết kế nhà rường Huế xưa chỉ có 1 gian hoặc 3 gian 2 chái, có diện tích nhỏ, một mẫu thiết kế nhà rường với 3 gian 2 mái trung bình sẽ có 56 cột, những cột đều được kê trên đá để tránh việc ẩm mốc. Kèo, xà, đòn và tay cầm phải được chạm khắc rất nhiều và tinh tế. Ngoài ra hệ thống cửa gian lớn cũng được chạm khắc rất tỉ mỉ và thường là những câu đối hoặc những chữ ý nghĩa như tứ quý, bát bửu để cầu mong những điều may mắn sẽ đến với gia đình.
Nhưng về sau bỏ quy định này mà chỉ quy định nhà dựng lên không vượt quá chiều cao cung điện vua chúa. Do đó nhà rường Huế thấp, mái nhà có độ dốc lớn.
Mô hình thiết kế nhà rường huế
Nhà rường Huế – là một phần quan trọng không tách rời làm nên nét riêng của văn hóa xứ Huế.
Nhà cổ 5 gian Bắc Bộ
Nhà cổ 5 gian Bắc Bộ gợi nhớ cho con người ta cảm giác thân thuộc với thiên nhiên và hoài niệm xưa nhất. Mẫu nhà cổ 5 gian thường được thiết kế theo kiểu nhà kẻ truyền Bắc Bộ truyền thống, gian giữa là không gian phòng khách, bàn thờ gia tiên, tượng Phật. Ở hai bên có thể là 2 chiếc giường đối với nhà ở hoặc cũng có thể là không gian để trưng bày đồ đạc đối với nhà thờ họ, từ đường. Hai buồng cũng có thể làm không gian 2 buồng ngủ truyền thống, chứa đồ hoặc là nơi chưa đồ đạc lễ bái thờ tự đối với nhà thờ họ. Về cơ bản thì chất liệu để làm nhà gỗ 5 gian cũng giống như nhà gỗ 3 gian. Tuy nhiên, vì diện tích lớn và không gian thông thoáng và cao hơn nên nhà gỗ 5 gian luôn tốn gỗ hơn nhà 3 gian nhiều. Do đó, những loại gỗ như Lim, gỗ Xoan sẽ được sử dụng nhiều hơn do chiếm ưu thế về số lượng và dễ kiếm hơn so với gỗ Mít.
MỘT SỐ MẪU NHÀ CỔ NỔI TIẾNG
Nhà cổ hơn 200 tuổi ở Thanh Hóa
Với lịch sử hình thành từ 200 năm trước, nhà cổ ở thôn Tây Giai, xã Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá đã trở thành di sản châu Á thái Bình Dương. Ngôi nhà cổ đang được nhà nước và di sản châu Á thái Bình Dương bảo tồn .
Ngôi nhà cổ Thanh Hóa được xây dựng từ năm 1810, thuộc quyền sở hữu của dòng họ Phạm, nay là ông Phạm Ngọc Tùng đời thứ 7 dòng họ Phạm sở hữu.
Ngôi nhà cổ dược thiết kế và sử dụng nguyên liệu chính là gỗ, trong nhà sử dụng 29 cây cột bằng gỗ làm trụ, mái nhà được lợp bởi 16.000 viên ngói vảy cá. Ấn tượng nhất là hai xà chính của ngôi nhà được làm bằng gỗ táu với những nét kiến trúc cổ độc đáo, tạo nên sự cổ điển, riêng biệt cho ngôi nhà khác lạ với những ngôi nhà cổ khác.
Tất cả các vật dụng trong nhà đều sử dụng gỗ làm nguyên liệu chính, mỗi đồ dùng được trang trí và chạm khắc tinh xảo mang đặc trưng của nhà gỗ cổ. Tổng thể căn nhà rộng 9,8m, dài 21,5m, cao 5m gồm 7 gian: 3 gian chính và 4 gian phụ, 3 gian giữa là khu thờ và sinh hoạt chung.
Nhà gỗ quý trăm tuổi của quan Tổng đốc Sơn Tây
Ngôi nhà gỗ quý trăm tuổi của quan Tổng đốc Sơn Tây nằm giữa vùng đất học Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Phòng. Ngôi nhà cổ sử dụng gỗ Lim và gỗ vàng tâm để xây dựng, lợp ngói mũi. Đây là một trong những ngôi nhà cổ ở Hải Phòng được bảo tồn hiện nay.
Ngôi nhà gỗ quý được xây dựng vào những năm 1890, gồm 5 gian làm bằng gỗ lim và vàng tâm là những loại gỗ quý hiếm thường được sử dụng xây nhà gỗ cổ ở Việt Nam. Điểm nhấn của ngôi nhà gỗ cổ này là ba bậc tam cấp kéo dài suốt mặt tiền và được ghép bằng các tảng đá xanh tự nhiên, tạo nên sự khác biệt của ngôi nhà cổ này với những ngôi nhà cổ khác.
Nhà cổ Phùng Hưng: kiến trúc của 3 trường phái Việt- Trung- Nhật
Nhà cổ Phùng Hưng nằm ở số 04 Nguyễn Thị Minh Khai, Cẩm Phô, Hội An, Quảng Nam. Vào năm 1985 ngôi nhà gỗ cổ được xếp hạng nhất trong những ngôi nhà cổ tại Việt Nam. Ngôi nhà cổ thuộc sở hữu của gia đình Phùng Hưng. Với lối kiến trúc truyền thống có giá trị văn hóa cao ngôi nhà gỗ cổ này được đánh giá rất cao và nhiều người ưa thích.
Sự kết hợp tinh túy của 3 kiến truc Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản đã tạo nên vẻ đẹp cho ngôi nhà gỗ cổ Phùng Hưng.
Ngôi nhà gỗ này có có tuổi đời hơn 100 năm, không như những ngôi nhà gỗ cổ khác, ngôi nhà gỗ cổ này có sự đột phá về kiến trúc Á Đông. Kết cấu của ngôi nhà độc đáo với phần gác cao bằng gỗ và các hành lang rộng mênh mông xung quanh.
BÁO GIÁ XÂY DỰNG NHÀ CỔ
Hotline báo giá: 0379 89 12 88
ĐƠN VỊ XÂY DỰNG NHÀ CỔ UY TÍN
Nam Viên Zen Art – Kiến tạo tinh hoa Việt
Đơn vị tư vấn thiết kế và thi công nhà gỗ, nội thất đồ thờ, các công trình tâm linh, cảnh quan sân vườn
Địa chỉ văn phòng: Số 6A – Khu liền kề Licogi 13 – 164 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội
Hotline: 0379 89 12 88
Website: www.namvienzenart.vn
Page: fb.com/namvienzenart