Lễ cúng thượng lương có từ rất lâu đời và được truyền qua nhiều thế hệ. Bởi đây là lễ cúng quan trọng không thể thiếu được trong quá trình xây nhà. Vậy lễ thượng hương nên chọn ngày nào và cúng như thế nào?
“Thượng lương” là tên gọi có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng tại Việt Nam thường gọi lễ “thượng lương” thành lễ cúng cất nóc nhà.
Thông thường, khi bắt đầu xây nhà thì phải làm lễ cúng khởi công để báo cáo với các vị thần linh về việc sẽ tiến hành đào móng, xây dựng trên mảnh đất. Tới khi hoàn thành xong các công việc xây dựng, đến phần xây nóc nhà thì bắt buộc phải tiến hành lễ cúng thượng lương (lễ cất nóc) – nghĩa là ngày gác thanh giữa của nóc nhà (thường thấy trong những ngôi nhà truyền thống có cột kèo).
Đối với các ngôi nhà ở thành phố hoặc những ngôi nhà hiện đại, lễ cất nóc nhà được thực hiện vào ngày đổ bê tông sàn mái.
1.Hướng dẫn chi tiết về cách cúng thượng lương
1.1 Chọn ngày làm lễ thượng hương
Khi làm lễ thượng hương thì gia chủ nhất định phải chọn giờ đẹp, ngày lành, tháng tốt để tiến hành.
Gia chủ có thể xem xét bản mệnh, tuổi tác của người lớn tuổi nhất hoặc người có quyền quyết định trong gia đình để lựa chọn thời gian cúng thích hợp.
Gia chủ có thể tham khảo ý kiến từ những người có kiến thức chuyên môn hoặc liên hệ với Nam Viên để được tư vấn chọn ngày làm lễ thượng hương.
Lễ thượng hương cần diễn ra một cách trang trọng và thành kính. Không nói chuyện, cười đùa ầm ỹ, tránh để trẻ em đi vào khu vực làm lễ để tránh đổ vỡ mâm cúng.
Ngoài ra, cũng nên xem xét yếu tố thời tiết, gia chủ nên tránh làm lễ cất nóc nhà trong điều kiện mưa gió bão bùng.
Ngày, giờ được chọn để làm lễ cúng thượng lương còn phải phù hợp với ngày làm việc của công nhân xây dựng.
Tuy nhiên, cần lưu ý một số ngày như sau: tam nương, sát chủ, dương công kỵ, nguyệt kỵ và thụ tử. Theo các thầy phong thủy đây là các ngày cực kì xấu, không phù hợp cho việc thực hiện các lễ nghi quan trọng như: nhập trạch, động thổ, cất nóc nhà và mở cổng, ….
1.2Chọn người cất nóc nhà
Không phải ai cũng có thể là người thực hiện nghi lễ thượng hương. Người đứng ra thực hiện nghi thức phải có mệnh cách không kị với năm dựng nhà, nếu không sẽ mang đến tai họa khó lường. Các bạn có thể đem ngày sinh bát tự của gia chủ và nhờ thầy phong thủy xem giúp các bạn.
1.3Chuẩn bị đồ lễ cúng cất nóc nhà (cúng thượng lương)
Số lượng đồ lễ cần sắm trong lễ cúng thượng lương tương đối nhiều. Nên bạn cần lên danh sách cẩn thận để tránh bị mua thiếu, bị nhầm hoặc mua không đủ về số lượng.
Các đồ lễ này cần phải được chọn lựa một cách cẩn thận, đảm bảo vẻ đẹp về hình thức và chất lượng tươi ngon, sạch sẽ. Sau khi đã sắm đủ đồ lễ thì bạn cần phải bày biện đồ lên trên chiếc bàn lớn sao cho nhìn hài hòa, đẹp mắt. Về cơ bản vẫn là những lễ vật như:
1 con gà luộc (là gà trống có mào to, đẹp, thân màu vàng óng, không bị trầy xước)
1 đĩa xôi (có thể thay bằng đĩa bánh chưng hoặc bánh tét hay loại bánh đặc trưng của vùng miền đó)
1 đĩa đựng gạo
1 đĩa đựng muối
1 bát đựng nước trắng
1 gói chè hay 1 bình chè pha sẵn
1 bao thuốc lá
1 chai rượu
1 bộ đinh vàng hoa
5 lễ tiền vàng mã
1 lọ cắm hoa tươi với số bông cắm lẻ (thường là 9 bông và có màu sắc tươi tắn)
5 phẩm oản màu đỏ
Đĩa trầu cau với 5 quả cau và 3 lá trầu hoặc thay bằng 5 miếng trầu cau đã têm hình cánh phượng.
Bộ y phục dành cho quan thần linh với đủ hài, mũ, kiếm (nên chọn bộ y phục màu đỏ và kiếm có màu trắng).
Đĩa đựng 5 loại hoa quả được sắp xếp bắt mắt
Đĩa đựng bánh kẹo
1 đĩa chè
Nến hay đèn dầu
Nhang/ hương
Ngoài những lễ vật trên thì tùy vào điều kiện kinh tế hay quan điểm của gia chủ mà có thể sắm thêm các lễ vật khác như nước ngọt, bia, đĩa bánh bao, đĩa thịt quay hoặc cả con lợn sữa quay…Số lượng các lễ vật nhiều hay ít cũng không quan trọng mà quan trọng nhất là tấm lòng thành của gia chủ dâng lên các vị thần linh.
2.Cúng lễ cất nóc nhà, cúng thượng lương
Khi đã bày biện xong hết các đồ lễ lên trên chiếc bàn lớn đặt trước nhà thì đúng đến giờ đẹp đã xem từ trước. Gia chủ sẽ bước lên phía trước chiếc bàn tiến hành việc thắp hương và đọc bài văn khấn.
Nội dung của bài văn khấn cần phải được chuẩn bị chu đáo để tránh trường hợp gia chủ đọc nhầm khi đang làm lễ. Gia chủ cần mặc chỉnh tề và đọc bài văn khấn rõ ràng.
Bài văn khấn, gia chủ có thể tham khảo trong ảnh sau để gửi lên thổ công và tổ tiên:
Chờ tới khi hết hương thì gia chủ sẽ hạ lộc, đem vàng mã đi hóa và rải muối, gạo đã cúng xong ra khắp phía trước nhà. Sau đó gia chủ sẽ thực hiện vài thao tác đơn giản để coi đó là làm phép cho việc cất nóc. Khi gia chủ làm xong thì công nhân xây dựng có thể bắt đầu thực hiện công việc của mình.
Trong văn hóa của người Việt, cả về khía cạnh văn hóa tâm linh và văn hóa phong tục truyền thống thì lễ cúng thượng lương/ cúng cất nóc nhà vô cùng quan trọng. Đây là lời cầu xin của gia chủ gửi đến các vị thần linh xin các vị che chở cho công việc cất nóc diễn ra suôn sẻ, hanh thông. Tránh được mọi điều rủi ro có thể xảy đến. Và cũng là để gia chủ thể hiện tấm lòng thành kính của mình.
Đứng trên mặt phong thủy thì ý nghĩa của lễ cúng thượng lương còn là sự mong chờ có được nóc nhà vững chắc để chống chọi với mọi điều kiện khắc nghiệt của thời tiết. Từ đó bảo vệ thật tốt ngôi nhà. Vậy nên, gia chủ cần tìm đến đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và các thầy phong thủy giỏi để lễ diễn ra suôn sẻ, đem lại sự bình an cho gia đạo của mình.
Để nhận được tư vấn chi tiết, khách hàng có thể liên hệ với đội ngũ tư vấn của Nam Viên theo các phương thức dưới đây:
⛩ Nam Viên Zen Art – Kiến tạo tinh hoa Việt
🏗Thiết kế – Thi công – Phục dựng
KIẾN TRÚC NHÀ GỖ VIỆT NAM – JAPAN – CHINA
– KOREA
Nội thất đồ thờ – Cảnh quan sân vườn
🏛Trụ sở chính Nam Viên phủ: Tiên Phương – Chương Mỹ – Hà Nội
🏛Địa chỉ văn phòng miền Bắc: Biệt thự Số 06A – Licogi 13 – 164 Khuất
Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội.
🏛Địa chỉ văn phòng miền Nam: 275/8 Lý Thường Kiệt – Phường 15 – Quận
11 – TP Hồ Chí Minh
🏛Địa chỉ xưởng gỗ: Xóm Đông – Đông Trúc – Thạch Thất – Hà Nội
🏛Địa chỉ xưởng đá mỹ nghệ: Đường đài Loan – Tân Dưỡng 1 – Ninh Vân –
Hoa Lư – Ninh Bình
🏛Địa chỉ xưởng sản xuất nội thất đồ thờ: Làng nghề Sơn Đồng – Hà Nội
🏛Đia chỉ xưởng sản xuất nội thất đồ gỗ xưa và nay: Đồng Kị – Từ Sơn –
Bắc Ninh
Hotline 1: 037 989 1288
Hotline 2: 091 122 3939
Website: www.namvienzenart.vn
Facebook:
https://www.facebook.com/namvienzenart