Phục dựng nhà cổ hay phục dựng nhà gỗ cổ truyền như phục dựng đền chùa là quá trình đòi hỏi kỹ thuật cao từ người thợ lành nghề.
Theo nhiều nghệ nhân lành nghề và lâu năm trong lĩnh vực phục dựng nhà gỗ cổ truyền thì để bảo đảm sự bền chắc của ngôi nhà Việt hàng trăm năm thì khâu đầu tiên là tuyển chọn nguyên vật liệu thật tốt. Về kỹ thuật, mỹ thuật thì đòi hỏi sự tính toán, thực hiện chính xác và cần thổi hồn vào kiến trúc. Người thợ giỏi không chỉ “có kỹ thuật, khéo tay” mà còn phải có đức tính kiên trì, tỉ mỉ.
6 bước cơ bản trong việc phục dựng nhà gỗ cổ truyền
Bước thứ nhất là tính toán kích thước cấu kiện.
Nếu thời xưa thì người thợ chỉ cần một cây sào mực thì hiện nay sẽ có bản thiết kế bằng máy.
Bước hai là xử lý gỗ theo các cấu kiện.
Bước ba là gia công hàng chục cấu kiện với hàng trăm chi tiết gỗ theo yêu cầu: Dễ dàng tháo lắp, liên kết hoàn toàn bằng mộng, không dùng đinh sắt.
Các cấu kiện chính đỡ phần mái gồm khung vì, cột, xà (xà ngang, xà dọc, xà nách), kẻ (kẻ ngồi, kẻ hiên, kẻ chim), bẩy (bẩy hậu, bẩy hiên), câu đầu, con rường…
Để liên kết các cấu kiện chính, người thợ dùng kỹ thuật “sàm” – một kỹ thuật khó, đòi hỏi người thợ phải có tay nghề cao. Đây cũng là tiêu chí quan trọng để đánh giá tay nghề thợ mộc. Với một mối sàm, người thợ phải nhiều lần ướm, thử và chỉnh đến khi có một mối liên kết kín hay khít.
Bước bốn là chạm khắc bằng tay các hoa văn trang trí, đòi hỏi sự tinh xảo trong chạm đục bong, kênh.
Bước năm là lắp đặt (thử) tại xưởng. Và trao đổi với gia chủ về các chi tiết, sửa theo các trao đổi và cuối cùng là dựng nhà tại thực địa.
Theo các nghệ nhân, ngôi nhà với kiến trúc truyền thống đạt tới đỉnh cao của kỹ thuật nghề mộc cổ truyền Việt Nam, được tạo dựng trên quan điểm: Cái đẹp trong sự tự nhiên, cái đẹp gắn với chữ “tâm”.
Và cần đảm bảo ngôi nhà gỗ là một sản phẩm của tư duy kiến tạo độc đáo, phù hợp với điều kiện và tính cách, tư duy của người Việt.
Một số lưu ý khi phục dựng nhà gỗ cổ truyền
Để có thể thiết kế và chế tác nên một căn nhà gỗ cổ truyền đẹp mắt, trường tồn với thời gian thì gia chủ cần nắm được kết cấu chính của một căn nhà gỗ cổ. Dù là nhà gỗ 5 gian hay 3 gian thì đều có điểm độc đáo là: các cấu kiện có thể tháo lắp và liên kết với nhau hoàn toàn bằng mộng không cần dùng tới đinh.
Hoành: Hoành thường nằm ngang theo chiều dài nhà, là cấu kiện chính đỡ phần mái, vuông góc với khung vì nhà. Hoành có hình dạng tròn hoặc vuông, tiết diện trung bình khoảng 9cm-12cm hoặc lớn hơn tùy theo kích thước của gian nhà.
Cấu kiện phụ được đặt dọc theo chiều dốc của mái gối lên hoành được gọi là dui (rui). Rui có chiều dày thường khoảng 2.0 cm, chiều rộng khoảng 9-12cm.
Hệ thống mè là cấu kiện kích thước nhỏ hơn (tiết diện thường vuông khoảng 2-3cm). Mè đặt song song với hoành và gối tiếp lên dui để đỡ và cố định ngói lót. Khoảng cách giữa mè vừa đủ để lợp ngói cho mái.
Kết cấu mái trong nhà gỗ
Ngói lót được làm từ đất nung, nhằm tạo độ phẳng cần thiết cho mái cũng như đỡ ngói và tạo lớp chống thấm chống nóng. Ngói lót (ngói màn) nằm bên trên lớp mè. Ngói ta (ngói mũi hài, ngói vảy rồng) cũng được làm bằng đất nung, được lợp trên gạch màn để tăng khả năng chống nóng chống thấm chống dột.
- Cột nhà
Cột là trụ đỡ của căn nhà, gần như toàn bộ trọng lượng của căn nhà đều được đặt lên hệ thống cột này. Hệ thống cột trong kiến trúc nhà gỗ bao gồm: cột cái, cột quân và cột hiên
– Cột cái/ cột chính (cột to nhất) được đặt ở hai đầu nhịp, được nối lại với nhau bằng câu đầu, giúp tạo chiều sâu cho không gian đồng thời nâng đỡ khối lượng nhà.
– Cột quân hay cột con (thấp và bé hơn cột cái) là những cột phụ, nằm ở đầu nhịp phụ (nhịp phụ ở hai bên nhịp chính). Cột quân và cột cái được nối bởi xà nách.
– Cột hiên: nằm ở vị trí hiên nhà trước, thấp và bé hơn cột quân, cột quân và cột hiên được thường nối bởi kẻ hiên .
- Câu đầu:
– Câu đầu là cấu kiện liên kết trên đỉnh giữa 2 cột cái (2 cột lớn và dài nhất) theo phương dọc nhà.
- Xà nhà:
Xà nhà là hệ thống cấu kiện liên kết các cột theo phương ngang và dọc :
– Hệ thống xà ngang : xà cái, cà con, xà hiên, xà thượng vv..
– Hệ thống xà dọc : xà lòng, xà nách.
– Xà nách: liên kết hệ thống cột quân với cột cái trong khung nhà.
- Kẻ:
Một trong các bước phục dựng nhà gỗ cổ truyền là chế tác kẻ nhà:
Kẻ là cấu kiện có hình dạng cong liên kết các đỉnh 2 cột theo phương dọc nhà bằng mộng. Kẻ gồm:
– Kẻ ngồi: cấu kiện hình dạng cong liên kết đỉnh cột cái với cột con theo phương dọc nhà.
– Kẻ hiên: cấu kiện hình dạng cong liên kết đỉnh cột con với cột hiên theo phương dọc nhà.
– Kẻ chim: cấu kiện hình dạng cong liên kết đỉnh cột trốn trên câu đầu với đỉnh cột cái theo phương dọc nhà.
Với các công trình kiến trúc tín ngưỡng công công như : đình, chùa, đền, miếu… thì thường dùng bảy hiên toàn bộ.
- Câu đầu: Câu đầu là dầm ngang chính, có chức năng khóa đầu trên của cột cái, được đặt trên cùng.
- Con rường hay còn gọi là chồng rường là các cấu kiện chồng lên nhau có chức năng đỡ mái. Con rường thường dạng gỗ hộp, được đặt chồng lên nhau đỡ hoành mái.
Một số chi tiết khác trong nhà như con tiện, dạ tàu, cửa bức bàn, đầu đao..
Nhà gỗ cổ truyền là nét văn hóa, là niềm tự hào của kiến trúc Việt Nam. Và cũng là niềm tự hào của kỹ thuật mộc cổ truyền Việt dù đã nhiều thế kỷ trôi qua vẫn luôn hiện diện trong đời sống của người dân Việt Nam.
Để hiểu sâu hơn, khách hàng có thể liên hệ với đội ngũ tư vấn của nam Viên theo các phương thức dưới đây:
⛩ Nam Viên Zen Art – Kiến tạo tinh hoa Việt
🏗Thiết kế – Thi công – Phục dựng
KIẾN TRÚC NHÀ GỖ VIỆT NAM – JAPAN – CHINA
– KOREA
Nội thất đồ thờ – Cảnh quan sân vườn
🏛Trụ sở chính Nam Viên phủ: Tiên Phương – Chương Mỹ – Hà Nội
🏛Địa chỉ văn phòng miền Bắc: Biệt thự Số 06A – Licogi 13 – 164 Khuất
Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội.
🏛Địa chỉ văn phòng miền Nam: 275/8 Lý Thường Kiệt – Phường 15 – Quận
11 – TP Hồ Chí Minh
🏛Địa chỉ xưởng gỗ: Xóm Đông – Đông Trúc – Thạch Thất – Hà Nội
🏛Địa chỉ xưởng đá mỹ nghệ: Đường đài Loan – Tân Dưỡng 1 – Ninh Vân –
Hoa Lư – Ninh Bình
🏛Địa chỉ xưởng sản xuất nội thất đồ thờ: Làng nghề Sơn Đồng – Hà Nội
🏛Đia chỉ xưởng sản xuất nội thất đồ gỗ xưa và nay: Đồng Kị – Từ Sơn –
Bắc Ninh
Hotline 1: 037 989 1288
Hotline 2: 091 122 3939
Website: www.namvienzenart.vn
Facebook:
https://www.facebook.com/namvienzenart