Kiến trúc nhà gỗ cổ truyền với sự độc đáo và đậm dấu ấn tín ngưỡng đã góp phần tạo nên giá trị lịch sự văn hóa vô giá. Phục dựng kiến trúc nhà gỗ cổ và vực dậy làng nghề truyền thống là hoài bão của Nhà nghiên cứu văn hóa & tâm linh Lê Thái Bình.
Nhà gỗ là nếp nhà ở truyền thống lâu đời, không đơn thuần là nơi sinh hoạt của mỗi gia đình, mà còn là nơi lưu giữ văn hóa, kiến trúc cổ truyền. Tuy nhiên, những ngôi nhà gỗ truyền thống đang đứng trước nguy cơ bị mai một trước sức ép phát triển của kiến trúc hiện đại kéo theo đó là sự biến mất của các làng nghề truyền thống. Vì vậy công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị của nhà gỗ truyền thống cần phải được chú trọng và quan tâm.
Nhà gỗ truyền thống – nét đẹp văn hóa chứa đựng giá trị lịch sử và tinh thần dân tộc lâu đời của cha ông.
Phục dựng kiến trúc nhà gỗ cổ truyền Việt
Ông Lê Thái Bình không chỉ được biết đến là Nhà Nghiên Cứu Tâm Linh – Chuyên Gia Phong Thủy thuộc Viện Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Tiềm Năng Con Người đồng thời là Giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Tâm Linh Việt. Ông còn là người sáng lập, đứng sau và thổi hồn cho Nam Viên Zen Art – đơn vị thi công và phục dựng kiến trúc nhà gỗ truyền thống.
Xuất phát từ đam mê nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng, ông Bình cũng đồng thời say mê nét đẹp lịch sử của dân tộc qua các kiến trúc và họa tiết cổ xưa. Trong quãng thời gian nghiên cứu và học hỏi, nỗi nuối tiếc những công trình kiến trúc cổ xưa đang dần bị mai một đã thôi thúc ông cần phải vực dậy văn hóa tín ngưỡng của dân tộc, bảo tồn, tôn tạo các kiến trúc truyền thống – Nam Viên Zen Art chính là tâm huyết, là hoài bão phục dựng và phát triển kiến trúc – văn hóa truyền thống tâm linh của người con đất Việt – Lê Thái Bình.
Cùng với những nghệ nhân tài hoa của các làng nghề truyền thống và đội ngũ cộng sự là những nhà tâm linh, phong thủy hàng đầu Việt Nam – mỗi công trình ông Bình thực hiện đều đạt chất lượng cao, đáp ứng tính thẩm mỹ, tín ngưỡng và tiêu chí phong thủy khắt khe.
Giá trị lịch sử, văn hóa cũng như dấu ấn của dân tộc Việt bao đời được gửi gắm trong những nét kiến trúc nhà ở, mái đình, ngôi chùa, trong văn hóa thờ cúng tâm linh. Trân trọng những giá trị vô giá ấy, Nam Viên Zen Art cùng đội ngũ kiến trúc sư, chuyên gia phong thủy và các nghệ nhân của các làng nghề truyền thống đang ngày đêm góp sức mình để đưa những tinh hoa bậc nhất, những giá trị văn hóa lâu đời vào các công trình văn hóa tâm linh, các công trình nhà thờ tư gia… Để những tác phẩm ấy sẽ là những sản phẩm tinh hoa trường tồn với thời gian.
Ông Lê Thái Bình tự hào bên công trình nhà gỗ cổ truyền do Nam Viên thực hiện.
Lựa chọn, phát triển từ những công trình kiến trúc tâm linh đầu tiên năm 2013 để rồi đưa thương hiệu Nam Viên Zen Art tới khắp mọi miền của tổ quốc theo ông Bình phụ thuộc rất lớn vào cơ duyên ông trời trao cho mỗi người. Sau 8 năm, Nam Viên Zen Art đã trở thành đơn vị thi công nhà gỗ uy tín chiếm được tình cảm và sự tin tưởng của khách hàng với trên 50 công trình lớn nhỏ khắp các tỉnh thành Việt Nam.
Kiến trúc nhà gỗ cổ Bắc Bộ, bao đời đã là niềm tự hào của người Việt. Để có được những ngôi nhà gỗ độc đáo mang tính để đời, vừa lưu giữ tinh hoa văn hóa Việt Nam vừa phù hợp với xu thế thời đại đối với Nam Viên là sự chắt lọc qua năm tháng trải nghiệm từ từng đường cưa nét đục và không ít đêm suy tư trằn trọc.
Theo ông Bình: “Làm nhà gỗ không đơn giản như xây nhà mái bằng, nó đòi hỏi sự am hiểu phong thủy, tín ngưỡng tâm linh cùng sự tỉ mỉ, khéo léo và đặc biệt là tay mực thước của người thợ. Quan trọng hơn phải là người thợ có tâm. Khi tâm trong sáng sẽ làm mọi việc cẩn thận, từ khâu chọn gỗ đến lúc dựng nhà. Đây chính là bí quyết thành công riêng không ai giống ai của từng người thợ. Điều này được kiểm nghiệm lưu truyền từ ngàn đời nay, và cũng là kinh nghiệm, kiêng kị với nghề mộc. Đến khi bắt tay vào công việc dựng hoàn thiện ngôi nhà cũng là công đoạn cực kỳ vất vả.”
Nghề mộc đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo và cái “tâm” trong từng tác phẩm.
Vực dậy làng nghề truyền thống – Lối ra từ đâu?
Việc phục dựng kiến trúc nhà gỗ cổ cũng chính là hướng đi mới phù hợp cho công cuộc vực dậy làng nghề truyền thống. Bởi có thời gian rất nhiều làng nghề mộc phải đối mặt với khó khăn ngưng trệ sản xuất do tác động của công nghệ, nguyên liệu thay thế cùng yêu cầu phải cải tiến kỹ thuật, đa dạng sản phẩm từ thị trường.
Nghệ nhân Nam Viên là người thổi hồn vào các tác phẩm điêu khắc và truyền tải những giá trị tinh hoa của văn hóa Việt.
Do đó, các nghệ nhân phải tìm tòi nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của người dân để từ đó có những cách thức mới trong phát triển nghề truyền thống mà cha ông để lại. Khôi phục nhà cổ cũng như kết hợp nhà gỗ cổ truyền thống với kiến trúc hiện đại là một trong những hướng đi hiệu quả mà nhiều làng nghề mộc đang thực hiện.
Kiến trúc Á Đông – Indochine – sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại.
Theo ông Lê Thái Bình, giống như những sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp khác, sản phẩm mộc luôn phải tuân theo quy luật thị trường, nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi cao hơn. Do đó, mỗi một người thợ, nhất là những người còn trẻ phải dựa vào nền tảng là những kỹ thuật, kỷ xảo mà cha ông truyền lại rồi từ đó tìm tòi, hỏi học kiểu mẫu, kỹ thuật mới cho sản phẩm mình làm ra, ngay cả cách thức làm cũng luôn cải tiến, đổi mới để phù hợp với yêu cầu thị trường. Từ đó mới có thể vực dậy và lưu giữ cũng như bảo tồn những tinh hoa của nghề làm mộc truyền thống, tiếp cận được nhiều khách hàng.
Kiến trúc truyền thống là di sản rất giá trị cần được tồn tại trong sự vận động và phát triển của xã hội hiện đại. Và những người như ông Lê Thái Bình, như thế hệ nghệ nhân với kiến thức, kinh nghiệm cùng đam mê cháy bỏng sẽ là những người nối mạch chảy của kiến trúc truyền thống vào cuộc sống đương đại.
Nguồn: https://dantri.com.vn/doi-song/phuc-dung-kien-truc-nha-go-co-va-vuc-day-lang-nghe-truyen-thong-20210913160500345.htm