0379891288
+0379 89 12 88
cất nóc nhà gỗ

Theo quan niệm của người xưa: “Lấy vợ, làm nhà” là việc hệ trọng nhất trong đời người. Bởi vậy mà khi tiến hành tu sửa, xây dựng nhà cửa; chúng ta cần đặc biệt coi trọng những nghi lễ trong quá trình thi công, để mọi chuyện được suôn sẻ, thuận lợi. Các nghi lễ quan trọng khi thi công nhà gỗ cổ truyền là gì? Các bạn hãy cùng chúng tôi cùng tìm hiểu chi tiết qua những chia sẻ dưới đây nhé!

Chọn ngày đẹp, giờ đẹp

Xây dựng nhà cửa là một chuyện hệ trọng. Theo tâm linh, chủ nhà muốn tiến hành việc lớn này cần xem tuổi mình có được tuổi làm nhà hay không. Khi làm nhà, gia chủ cần chọn ngày đẹp, giờ đẹp để thực hiện những nghi lễ quan trọng trong quá trình thi công, cầu mong mọi chuyện được thuận buồm xuôi gió.

Nghi lễ phạt mộc (khởi công)

 

le phat moc

Lễ phạt mộc là nghi lễ quan trọng trước khi xây dựng nhà gỗ cổ truyền

Lễ phạt mộc hay lễ khởi công là nghi lễ rất quan trọng để trình báo với các vị thần linh, thổ địa, ông tổ nghề mộc trước khi xây dựng nhà gỗ cổ truyền. Nghi lễ này có từ lâu đời và mang ý nghĩa to lớn về mặt tâm linh, với mong muốn cầu xin thần linh phù hộ cho gia chủ tránh khỏi sự quấy rầy của ma quỷ trong suốt quá trình làm nhà. Đồng thời, cầu xin các ngài phù hộ cho những người thợ thi công hoàn thành tốt công việc của mình.

Nghi lễ phạt mộc được thực hiện vào ngày đẹp, giờ đẹp, hợp với tuổi và mệnh của gia chủ. Nghi lễ thường diễn ra tại xưởng thi công ngôi nhà. Thực hiện nghi lễ là người thợ cả. Sau khi làm lễ, người thợ cả sẽ đánh dấu mực trên sào. Tiếp đến, gia chủ sẽ ký tên lên trên sào với hàm ý để những người đời sau biết được chủ nhân đầu tiên của ngôi nhà là ai.

Lễ hạ móng (đổ móng)

Nghi lễ này cũng quan trọng không kém phần lễ phạt mộc và cũng không thể thiếu trong thi công nhà gỗ cổ truyền. Lễ cúng hạ móng mang ý nghĩa mời các vong linh còn lưu lại trên mảnh đất của gia chủ rời đi nơi khác để cuộc sống của cả gia đình về sau được yên ổn, ăn nên làm ra. 

Nghi lễ được tiến hành vào giờ hoàng đạo, thời điểm mà năng lượng tích cực của đất trời cùng hội tụ. Lễ được thực hiện trước khi gia chủ và đội thợ tiến hành những công việc đầu tiên trên phần móng của ngôi nhà.

nghi le thi cong nha go phat moc

Nghi lễ hạ móng nhằm tiễn các vong ra khỏi mảnh đất của gia chủ

Lễ thượng lương (cất nóc)

Nghi lễ tiếp theo cần thực hiện trong quá trình thi công nhà gỗ, đó là lễ thượng lương, còn gọi là lễ cất nóc. Đối với những ngôi nhà gỗ, nghi lễ này không thể thiếu, bởi nhà không có nóc không được gọi là nhà.

Trong văn hóa cổ truyền Việt Nam, nóc nhà được ví như người cha trụ cột trong gia đình. Phần nóc có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ sự an toàn, che chắn cho ngôi nhà luôn vững chãi.

cất nóc nhà gỗ

Nghi lễ thượng lương rất quan trọng trong thi công nhà gỗ

Lễ thượng lương được thực hiện trước khi đặt những gác thanh đầu tiên trên mái nhà. Nghi lễ như một bản cáo gửi đến thần thổ công, vị thần cai quản mảnh đất xây dựng ngôi nhà. Nguyện cầu các vị thần ban ơn cho quá trình xây dựng tiếp theo được suôn sẻ, mưa thuận gió hòa, con người khỏe mạnh bình an.

Lễ nhập trạch nhà gỗ cổ truyền

Sau khi ngôi nhà gỗ của bạn được hoàn thiện, thì nghi lễ quan trọng cần phải tiến hành, đó là lễ nhập trạch. Nghi lễ này để báo cáo với thần Thổ Địa về sự hiện diện của gia đình bạn trong ngôi nhà mới. 

Lễ cúng với mong muốn nguyện cầu thần Thổ Địa chứng giám và phù hộ độ trì cho mọi người sinh sống, làm việc trên địa phận của ngài được mạnh khỏe, làm ăn tấn tới. Nghi lễ được thực hiện trước khi gia chủ chuyển đồ và dọn về ở nhà mới. 

Lễ hô thần nhập tượng

Nghi lễ này đặc biệt quan trọng trong thi công nhà gỗ là từ đường, đền điện, nơi thờ cúng các bậc thánh thần,… Hô thần nhập tượng còn được gọi là khai quang điểm nhãn hay lễ an vị,…

Nghi lễ được tổ chức rất trang trọng và linh thiêng. Theo dân gian, lễ được thực hiện bởi các phương pháp cao tăng “thổi hồn” và tượng thần, phật,… để tăng linh khí cho pho tượng trước khi thờ cúng. Người thực hiện thường là các nhà sư trụ trì.

Ở nước ta, những công trình nhà gỗ cổ truyền 3 gian, nhà 5 gian ngày càng được nhiều gia đình lựa chọn xây dựng. Ngôi nhà không chỉ toát lên sự bề thế, giàu có, chất chơi của gia chủ mà còn mang đậm nét đẹp văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam.

DSC06464 1

Nam Viên là đơn vị thi công nhà gỗ cổ truyền uy tín tại Việt Nam

Để chọn đơn vị thi công công trình nhà gỗ uy tín, chất lượng nhất; các bạn hãy liên hệ tới Nam Viên. Với đội ngũ kiến trúc sư tài giỏi, đội ngũ tư vấn phong thủy tâm linh cùng những nghệ nhân điêu khắc trên 30 năm kinh nghiệm trong nghề, Nam Viên sẽ mang đến cho bạn những công trình nhà gỗ cổ truyền để lại nhiều dấu ấn nhất.

⛩ Nam Viên Zen Art – Kiến tạo tinh hoa Việt

🏗Thiết kế – Thi công – Phục dựng

KIẾN TRÚC NHÀ GỖ VIỆT NAM – JAPAN – CHINA – KOREA

Nội thất đồ thờ – Cảnh quan sân vườn 

🏛Trụ sở chính Nam Viên phủ: Tiên Phương – Chương Mỹ – Hà Nội

🏛Địa chỉ văn phòng miền Bắc: Biệt thự Số 06A – Licogi 13 – 164 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội.

🏛Địa chỉ văn phòng miền Nam: 275/8 Lý Thường Kiệt – Phường 15 – Quận 11 – TP Hồ Chí Minh

🏛Địa chỉ xưởng gỗ: Xóm Đông – Đông Trúc – Thạch Thất – Hà Nội 

🏛Địa chỉ xưởng đá mỹ nghệ: Đường đài Loan – Tân Dưỡng 1 – Ninh Vân – Hoa Lư – Ninh Bình

🏛Địa chỉ xưởng sản xuất nội thất đồ thờ: Làng nghề Sơn Đồng – Hà Nội

🏛Địa chỉ xưởng sản xuất nội thất đồ gỗ xưa và nay:  Đồng Kỵ – Từ Sơn – Bắc Ninh

 

Hotline 1: 037 989 1288

Hotline 2: 091 122 3939

Website: www.namvienzenart.vn

Facebook: https://www.facebook.com/namvienzenart

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Đăng ký
Để nhận ưu đãi

Để nhận ưu đãi

error: Content is protected !!