0379891288
+0379 89 12 88
word image 10

Kiến trúc nhà gỗ truyền thống luôn mang trong mình giá trị văn hóa dân tộc lớn lao. Bên cạnh những tinh hoa cần được lưu giữ đó thì không thể thiếu được hình bóng của các cửa bức màn – được xem như là đôi mắt của kiến trúc cổ.

word image 6

Cửa bức bàn là gì?

Cửa bức bàn là một trong những kiểu cửa cổ truyền thống, xuất hiện phổ biến trong các công trình kiến trúc nhà gỗ ở Việt Nam trước đây. Không gian làm cửa thường là giữa hai cột của một gian nhà gỗ truyền thống.

Mỗi bộ cửa thường có số cánh cửa là số chẵn như: 2,4,6 cánh. Và phổ biến nhất vẫn là cửa 4 cánh. Kích thước chiều ngang càng rộng thì số cánh cửa bức bàn cũng có thể nhiều hơn.

Điều đặc biệt của loại cửa này là các cánh cửa được ghép lại với nhau bằng cối quay. Cửa bức bàn cũng có thể được tháo rời và di chuyển nên rất tiện dụng. Đặc biệt, loại cửa này không bị xệ cánh dù được làm bằng các loại gỗ và có trọng lượng khá nặng.

Kích thước và bản vẽ cửa bức bàn

word image 7

Mỗi kiểu nhà gỗ sử dụng cửa bức bàn sẽ có kích thước khác nhau nhưng đều đảm bảo có tỉ lệ hợp lý, chiều cao từ nền nhà đến bậc cửa và khoảng cách ở phía trên cân đối hài hòa. Điều này giúp cho người đi lại thoải mái và tổng thể được đẹp mắt. Trong quá trình thiết kế các mẫu nhà gỗ cần tính toán để đưa ra được bản vẽ cửa bức bàn đẹp và phù hợp nhất.

Chiều cao của mỗi cánh cửa sẽ thường được chia thành 5 khoảng. Ba phần nhỏ được đan xen cùng 2 phần có kích thước lớn hơn gọi là pano. Các lá pano này có thể để trơn hoặc đục chạm hoa văn.

Hoa văn trên cửa

Thời xưa, con người thường thích các nét hoa văn theo phong cách truyền thống như: rồng, phượng, chim chóc, hoa lá… Và ngày nay, công nghệ phát triển và máy móc hiện đại ra đời nên có thể tạo ra những công cụ chạm khắc hoặc cắt CNC rất nhanh chóng.

Tuy vậy, muốn giữ được linh hồn, nét đẹp truyền thống thì hoa văn đục tay thủ công sẽ tạo sự khác biệt hơn cả. Chỉ có sự tinh xảo được chau chuốt đến từng chi tiết nhỏ mới là cái hồn, tinh túy đậm nét Á Đông. Điều mà bản chạm khắc trên máy không bao giờ có được.

Các loại cửa bức bàn

– Cửa pano ghép: cửa được ghép từ các phần gỗ là lá cổ và pano.

word image 8

Trong đó, có 3 khoảng nhỏ là cá cổ ở trên – giữa – dưới. Còn lại 2 khoảng lớn là pano cửa. Ở các mặt của pano được để trơn hoặc có chạm khắc hoa văn tinh tế.

– Cửa thượng song hạ bản: phần trên của cửa được đục hở hoặc tạo hình chấn song (thượng song), phía dưới là bản gỗ đặc (hạ bản).

Kiểu cửa bức bàn này thường được sử dụng ở các đình, đền, chùa hoặc miếu thờ ở Việt Nam.

Ý nghĩa cửa bức bàn nhà gỗ truyền thống

Cửa bức bàn không chỉ có tác dụng che mưa, chắn gió, bảo vệ ngôi nhà mà còn chứa đựng, phản chiếu bản sắc văn hóa và ảnh hưởng đến cả yếu tố phong thủy, tài lộc cho gia chủ.

Cửa bức bàn được thiết kế kiểu bậc cấp với độ cao vừa phải để phân biệt rõ ràng giữa trong nhà với ngoài nhà. Cách sắp đặt này cũng nhằm thể hiện sự tôn trọng với gia chủ và tôn kính với gia tiên bên trong ngôi nhà. Đây cũng là nét văn hóa rất ý nghĩa của người Việt đã được duy trì qua bao đời nay.

Các mẫu cửa bức bàn đẹp chuẩn Việt

Nét đẹp của cửa bức bàn thường dựa trên 2 yếu tố:

Chất liệu gỗ:

Hoa văn chạm khắc trên các tấm pano cửa.

Đối với những mẫu cửa bức bàn không sử dụng hoa văn thì điểm có giá trị chính là chất gỗ, màu sắc và đường vân gỗ đẹp mắt. Sau đây là những hình ảnh đẹp nhất được tổng hợp về loại cửa này để bạn đọc cùng chiêm ngưỡng.

Cửa bức bàn cổ kiểu truyền thống:

word image 9 word image 10

Mẫu cửa được giữ lại nguyên bản hoặc phục chế lại những đường nét hoa văn với đề tài quen thuộc: long – phụng, tú quý, tứ linh… Các kiểu dáng này càng giữ được lâu dài thì càng có giá trị và ý nghĩa.

Cửa bức bàn hiện đại:

word image 11 word image 12

Các nghệ nhân đã cải tiến những nét hoa văn để phù hợp hơn với thời đại. Nguồn cảm hứng có thể lấy từ tranh dân gian Đông Hồ như: Vinh Hoa – Phú Quý, Nhân Nghĩa – Lễ Trí, Gà đàn… hoặc chọn lọc và đưa vào chạm khắc những hình ảnh, họa tiết ý nghĩa khác.

Các lưu ý khi lựa chọn cửa bức bàn

Với thiết kế độc đáo cùng những đường trạm chổ tinh xảo, mẫu cửa gỗ bức bàn có vẻ đẹp riêng biệt, góp phần tạo nên sức sống cho ngôi nhà bởi nét đơn sơ, cổ kính nhưng không kém phần hoa lệ, sang trọng. Các điểm cần lưu ý:

· Chất lượng gỗ làm cửa:

Nên lựa chọn chất liệu gỗ tốt, cứng, có khả năng chống mối mọc, ít bị cong vênh và chịu được nhiệt độ của thời tiết, điển hình như gỗ lim. Màu sắc gỗ nổi bật, vân nổi, đặc biệt nên chọn những loại gỗ cứng vì có khả năng chịu được nhiệt, mối mọt và gần như bất tử với thời gian.

· Nên lựa chọn hoa văn được điêu khắc thủ công thay cho máy CNC:

Những đường nét chạm khắc trên cánh cửa được thực hiện bởi những nghệ nhân có tay nghề cao sẽ toát lên được cái hồn cốt của bức họa. Dưới bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, tập trung cao độ của các nghệ nhân, các chi tiết chạm trổ trở nên tinh xảo và thanh thoát.

Lựa chọn chất liệu gỗ và hoa văn cùng chủ đề:

Bức bàn là kiểu cửa mang đậm khuynh hướng truyền thống, bởi vậy bạn nên lựa chọn chất liệu gỗ sao cho phù hợp với chủ đề này cũng như hoa văn phù hợp.

Trong quá trình lên ý tưởng và lựa chọn các mẫu cửa bức bàn đẹp của bạn, Nam Viên luôn sẵn lòng đồng hành và gửi đến bạn những thông tin hữu ích cùng sự tư vấn chi tiết nhất để kiến trúc của bạn đạt tới sự toàn mĩ. Các khách hàng có thể liên hệ với đội ngũ tư vấn của nam Viên theo các phương thức dưới đây:

⛩ Nam Viên Zen Art – Kiến tạo tinh hoa Việt

🏗Thiết kế – Thi công – Phục dựng

KIẾN TRÚC NHÀ GỖ VIỆT NAM – JAPAN – CHINA – KOREA

Nội thất đồ thờ – Cảnh quan sân vườn

🏛Trụ sở chính Nam Viên phủ: Tiên Phương – Chương Mỹ – Hà Nội

🏛Địa chỉ văn phòng miền Bắc: Biệt thự Số 06A – Licogi 13 – 164 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội.

🏛Địa chỉ văn phòng miền Nam: 275/8 Lý Thường Kiệt – Phường 15 – Quận 11 – TP Hồ Chí Minh

🏛Địa chỉ xưởng gỗ: Xóm Đông – Đông Trúc – Thạch Thất – Hà Nội

🏛Địa chỉ xưởng đá mỹ nghệ: Đường đài Loan – Tân Dưỡng 1 – Ninh Vân – Hoa Lư – Ninh Bình

🏛Địa chỉ xưởng sản xuất nội thất đồ thờ: Làng nghề Sơn Đồng – Hà Nội

🏛Đia chỉ xưởng sản xuất nội thất đồ gỗ xưa và nay: Đồng Kị – Từ Sơn – Bắc Ninh

Hotline 1: 037 989 1288

Hotline 2: 091 122 3939

Website: www.namvienzenart.vn

Facebook: https://www.facebook.com/namvienzenart

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Đăng ký
Để nhận ưu đãi

Để nhận ưu đãi

error: Content is protected !!