0379891288
+0379 89 12 88
word image 1

Kiến trúc nhà gỗ cổ truyền là niềm tự hào của nhiều thế hệ người Việt, đây được coi là nét kiến trúc văn hóa dân gian có ý nghĩa thiêng liêng, cao cả và thấm đẫm nét tín ngưỡng của người Việt.

Mẫu nhà gỗ cổ truyền của người dân Việt Nam xuất hiện từ lâu đời (chủ yếu ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ) mang nét đặc biệt là chất liệu bằng gỗ, mái ngói rêu phong, hài hòa với sân vườn.

Nguyên liệu cốt yếu là gỗ: gỗ được sử dụng khiến cho cột, hệ sườn kèo mái ngói… mang tác dụng chịu lực chính cho ngôi nhà. Loại gỗ được tiêu dùng thường là các mẫu gỗ như: gỗ lim, gỗ mít, gỗ sên, nhà gỗ xoan,… Nhà gỗ cổ truyền thường được phân loại theo số lượng gian, chái với các kiểu 3 gian, 5 gian, 7 gian nhà gỗ, 3 gian 2 chái,..

Khi nhắc đến mẫu nhà gỗ cổ truyền thì hầu hết mọi người sẽ hình dung ngay ra được những ngôi nhà gỗ cổ kính, với mái ngói rêu phong và một khuôn viên sân vườn rộng rãi. Đó chính là phong cách đặc trưng của những ngôi nhà kẻ truyền của khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.

Các kiến trúc nhà gỗ cổ truyền đẹp

Ngày nay, xu hướng phục dựng và xây mới những ngôi nhà kẻ truyền làm nhà ở, nhà từ đường đang dần được phát triển trở lại. Sau đây Nam Viên xin giới thiệu với các bạn top 6 mẫu kiến trúc nhà gỗ cổ truyền mà ở đây là nhà kẻ truyển đẹp độc đáo hiện nay.

1. Nhà cổ Tấn Ký

Căn nhà tọa lạc ở số 101, Nguyễn Thái Học, Minh An, thành phố Hội An, Quảng Nam, là sự kết hợp của 3 kiểu kiến trúc gồm Nhật Bản, Việt Nam và Trung Quốc. Nguyên vật liệu chính để xây nhà là gỗ quý, gạch Bát Tràng và đá Thanh Hoá.

Ngôi nhà đã hơn 200 tuổi nhưng vẫn giữ được khá nguyên vẹn kiến trúc xưa. Với sự tài hoa và tỉ mỉ của người nghệ nhân, nơi đây được xem là di sản cấp quốc gia. Mọi thứ trong nhà đều mang đậm chất Á Đông.

word image 33

word image 34

2. Nhà cổ ông Kiệt

word image 35

Ngôi nhà cổ xây dựng vào năm 1838 tọa lạc ở số 22 tổ 1, ấp Phú Hoà, xã Đông Hòa Hiệp, Tiền Giang, nằm ẩn mình giữa một vườn cây ăn trái xanh mát được UNESCO khu vực châu Á – Thái Bình Dương hỗ trợ trùng tu và công nhận di sản văn hóa vào năm 2004. word image 36

Ngôi nhà có kiến trúc kiểu chữ Đinh với 3 gian, 2 chái, rộng gần 1.000m2, với 108 cây cột, toàn bộ được làm từ các loại gỗ quý như lim, cẩm lai, giáng hương, căm se.

Các hoa văn chạm khắc, trang trí trên các bộ kèo, cột, xiên và vách rất công phu, đặc trưng theo phong cách nhà xưa tại vùng đất Nam Bộ.

Mái nhà lợp ngói âm dương, một hàng sấp, một hàng ngửa xen kẽ. Kèo cột được thiết kế kiểu chồng rường đặc trưng.

word image 37

Phần liễn song hồng phíc trước nhà được làm bằng gỗ căm se hình vuông xếp so le để lấy ánh sáng, khí trời và người trong nhà dễ quan sát người bên ngoài.

3. Nhà cổ Trần Công Vàng hơn 130 năm tuổi

Ngôi nhà do ông Trần Văn Long xây dựng từ năm 1889 đến năm 1892 trên khu đất rộng 1.333 m2, diện tích nhà hơn 500 m2, kiến trúc theo kiểu chữ Đinh, đặc trưng của nhà truyền thống Việt Nam thế kỷ 19.

Đây là địa điểm hiếm thấy hiện nay khi vừa là di tích lịch sử – kiến trúc nghệ thuật vừa là nơi thờ tự, sinh sống của một gia đình.

word image

Nhà cổ hơn 130 năm này có kết cấu 5 gian 2 chái, các thanh xà, cột, tấm gỗ đều được đục mộng, lắp ghép lại với nhau, không dùng đinh nhưng rất chắc chắn. 48 cây cột gỗ được lắp thành 6 hàng giữ toàn bộ khung từ trước ra sau nhà.

word image 1

Sau khi được công nhận Di tích lịch sử – kiến trúc nghệ thuật năm 1993, ngôi nhà được trùng tu lại với quy mô lớn vào năm 2005. Quá trình trùng tu, kết cấu toàn bộ ngôi nhà được các thợ lành nghề người Huế tháo ra, nâng nền lên 40 cm, sau đó lắp lại nguyên bản ban đầu. Nhà được lợp 3 lớp ngói âm dương, trong đó lớp cũ dưới cùng được che khít bởi hai lớp mới phía trên.

4. Nhà cổ nhiều cột nhất Nam Bộ

word image 38 Được công nhận di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia từ năm 1997, ngôi nhà của bà Trần Thị Ngỏ ở ấp Cầu Ngang, xã Long Hựu Đông, H.Cần Đước (Long An) có thể xem là ngôi nhà có nhiều cột nhất ở Nam bộ.

Với lối kiến trúc độc đáo mang đậm phong cách Huế, ngôi nhà trăm cột (68 cột chính và 52 cột phụ) được ông Trần Văn Hoa khởi công xây dựng từ năm 1898 với tổng diện tích 822m2, theo kiểu nhà rường, mái lợp ngói âm dương, nền móng được bao kè bằng đá xanh lục giác, đến năm 1904 thì hoàn thành.

Đầu thập niên 1970, mặt tiền ngôi nhà được sửa lại theo kiểu tân thời, ốp gạch mosaic, nhưng các vì kèo xuyên qua phần gạch xây mới vẫn giữ được nét chạm trổ độc đáo. Qua hơn một thế kỷ, bên trong nhà, nội thất còn khá nguyên vẹn với vách lụa, cửa võng, bao lam, khám thờ… Các tác phẩm điêu khắc, chạm lộng công phu, độc đáo với những hình tượng như long, lân, quy, phụng, mai, lan, cúc, trúc, tùng, lộc, dơi, nho, sóc… mặc dù một số đã bị phủ một lớp sơn bóng nhưng vẫn còn giữ nguyên vẻ đẹp tinh tế, sắc sảo.

5. Chùa thiết kế kiến trúc kẻ truyền ở Hà Nội

word image 39

Với thiết kế nhà gỗ 3 gian, 2 tầng cùng hệ mái đặc trưng kiến trúc kẻ truyền, ngôi chùa còn sử dụng chất liệu gạch vữa xi măng làm tường và chất liệu đá trong thiết kế. Các chất liệu này đã tạo cho chùa vẻ đẹp uy nghi và tôn nghiêm.

Các chi tiết trang trí trong các nhà gỗ cổ truyền sẽ tạo nên sự tổng quan toàn mĩ. Người thợ, hay gia chủ,… cần có sự hiểu biết về văn hóa, kiến trúc và lịch sử để lựa chọn chính xác các họa tiết trang trí cho nhà gỗ cổ truyền theo nét văn hóa đặc trưng của thời đại Lý, Lê…. lại có những nét đặc thù, nét độc đáo riêng.

Ví như với họa tiết trang trí cho nhà kẻ truyền thì nhà sẽ thường được trạm theo hình rồng, cành lá cách điệu hoặc các hình hoa văn đối xứng đều đặn công phu. Toàn bộ hòa quyện có nhau tạo nên 1 chỉnh thể thống nhất và đẹp mắt.

 

Đôi khi trong thiết kế cũng có thể sử dụng thêm chất liệu đá cho những căn nhà gỗ hiện đại hoặc cho kiến trúc nhà thờ. Bởi vì dùng thêm nguyên liệu đá, mẫu thiết kế nhà gỗ cổ truyền, hoặc các thiết kế nhà thờ họ, nhà thờ tổ sẽ thêm phần oai nghi, bền vững, trường tồn hơn. Hợp với phong thủy và ý nghĩa của các thiết kế nhà thờ họ.

Để có sự lựa chọn phù hợp và hiệu quả trong kết hợp các chất liệu cho công trình nhà gỗ cổ truyền, gia chủ cần đội ngũ giàu chuyên môn, chuẩn cả yếu tố phong thủy và nhất là cần có tâm và tầm.

Và Nam Viên là thương hiệu đã và đang đồng hành trong nhiều dự án kiến tạo nên các kiến trúc nhà gỗ cổ truyền tại Việt Nam. Để nhận được tư vấn chi tiết, khách hàng có thể liên hệ với đội ngũ tư vấn của Nam Viên theo các phương thức dưới đây:

⛩ Nam Viên Zen Art – Kiến tạo tinh hoa Việt

🏗Thiết kế – Thi công – Phục dựng

KIẾN TRÚC NHÀ GỖ VIỆT NAM – JAPAN – CHINA – KOREA

Nội thất đồ thờ – Cảnh quan sân vườn

🏛Trụ sở chính Nam Viên phủ: Tiên Phương – Chương Mỹ – Hà Nội

🏛Địa chỉ văn phòng miền Bắc: Biệt thự Số 06A – Licogi 13 – 164 Khuất Duy Tiến – Thanh Xuân – Hà Nội.

🏛Địa chỉ văn phòng miền Nam: 275/8 Lý Thường Kiệt – Phường 15 – Quận 11 – TP Hồ Chí Minh

🏛Địa chỉ xưởng gỗ: Xóm Đông – Đông Trúc – Thạch Thất – Hà Nội

🏛Địa chỉ xưởng đá mỹ nghệ: Đường đài Loan – Tân Dưỡng 1 – Ninh Vân – Hoa Lư – Ninh Bình

🏛Địa chỉ xưởng sản xuất nội thất đồ thờ: Làng nghề Sơn Đồng – Hà Nội

🏛Đia chỉ xưởng sản xuất nội thất đồ gỗ xưa và nay: Đồng Kị – Từ Sơn – Bắc Ninh

Hotline 1: 037 989 1288

Hotline 2: 091 122 3939

Website: www.namvienzenart.vn

Facebook: https://www.facebook.com/namvienzenart

 

 

 

 

 

Add Comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Đăng ký
Để nhận ưu đãi

Để nhận ưu đãi

error: Content is protected !!